HERITAGE SPACE PLUSGroup Exhibition
Nghệ sỹ | Artist Ludwika Ogorzelec, Yun Woo Choi, Thierry Fontaine, Hà Trí Hiếu, Trần Trọng Vũ, Đinh Ý Nhi, Doãn Hoàng Lâm
Thời gian | Time 16:00 - 20:00, Sunday 27.03.2016
Địa điểm | Location Heritage Space, Fl.1st Dolphin Plaza, 6 Nguyen Hoang st. | 28 Tran Binh st. My Dinh 2, Hanoi, Vietnam
Triển lãm | Exhibition 27.03.2016 - 24.04.2016
NỘI DUNG | CONTENT [ENGLISH below]
Ở xu thế tất yếu của thời đại, ngữ cảnh đa văn hóa ngày càng có tính phổ quát và lan tỏa trên toàn thế giới, những hệ thống giá trị cũng liên tục va chạm, dịch chuyển, giao thoa và biến đổi ở biên độ rộng. Hội họa, âm nhạc, điện ảnh, kiến trúc, văn học, khoa học công nghệ… bao giờ cũng được xem như những phương tiện cụ thể để con người biểu hiện bản thân trong những khung cảnh lịch sử, xã hội và tri thức. Nhưng dường như ranh giới giữa các bộ môn nghệ thuật này ngày càng nhòe mờ. Sáng tạo hơn bao giờ hết cùng đồng hành với khả năng chiếm lĩnh về không gian, thời gian và tâm trí, là những cánh cửa đa chiều mở vào những góc độ nhận thức mới. Sáng tạo liên tục đối thoại, thách thức năng lực nhận biết và thưởng thức của con người hưởng thụ, từ đó cho họ những khả năng và nhu cầu mới.
Từ những nhận thức mang tính căn bản trên, Heritage Space tham vọng bước sang một chu kỳ phát triển mới, khởi đầu bằng những sự kiện mới, như triển lãm Nghệ thuật Thị giác Heritage Space Plus lần này. Triển lãm này quy tụ những nghệ sỹ nổi bật đã từng cộng tác với chúng tôi trong thời gian qua. Đó là các họa sỹ Hà Trí Hiếu, Doãn Hoàng Lâm, Đinh Ý Nhi, đặc biệt là Trần Trọng Vũ, người vừa tham gia như một cố vấn, giám tuyển và nhà tổ chức chương trình “Tháng thực hành Nghệ thuật” năm 2015 với chủ đề “Chuyển động Brown. Heritage Space Plus cũng giới thiệu lại những tác phẩm đầy sáng tạo của ba nghệ sỹ nước ngoài Ludwika Ogorzelec (Ba Lan), Thierry Fontaine (Pháp) và Yun Won Choi (Hàn Quốc).
Doãn Hoàng Lâm, từng có một trưng bày cá nhân với tên gọi “Xác phàm” tại Heritage Space vào cuối năm 2014, là một chuỗi sáng tác hội họa với những hình thể người bị bóp méo, vặn vẹo đầy ám thị trong không gian trừu tượng. Trong trưng bày lần này, anh giới thiệu loạt tranh chân dung với bút pháp quen thuộc: phóng túng, táo bạo mà không thiếu sự lão luyện của một nghệ sỹ hàn lâm.
Đinh Ý Nhi, triển lãm chung với họa sỹ Hoàng Phượng Vỹ trong triển lãm “Con mắt thời gian” (2015), đem đến ba sáng tác sơn dầu mới. Vẫn như mọi khi, Người đàn bà vẽ mê hoặc bằng những đường nét và và mảng màu ma mị, gai góc, đầy thách thức buộc khán giả phải vượt qua những xung đột thị giác để cảm nhận tính thẩm mỹ và cái nhìn trong trẻo ẩn dấu bên trong.
Hà Trí Hiếu, họa sỹ đã từng có triển lãm tại Heritage Space cùng với nhà điêu khắc Trần Đức Sỹ với tên gọi “Ám ảnh” (tháng 7.2014). Với ba bức tranh khổ lớn ở triển lãm lần này, ông cho thấy sự trung thành với chủ đề nông thôn trong hội họa cá nhân nhiều năm, và khả năng liên tục biến đổi của bút pháp, khiến tác phẩm vẫn giữ được tính mới mẻ bởi sức mạnh từ ám ảnh thị giác do hình thể và màu sắc tạo ra.
Trần Trọng Vũ, nghệ sỹ Thị giác, ngày càng đi gần đến nghệ thuật Ý niệm bởi khả năng diễn đạt ý tưởng bằng bất cứ đồ vật gì xung quanh. Loạt tranh trên nylon trong từ triển lãm “Những lũy thừa không số” (10.2014), có lẽ là những khởi đầu đầu tiên cho tác giả chuyển sang trình bày bằng nhiều loại vật/chất liệu: giấy, chữ viết, ánh sáng, không gian, đồ vật, màu sắc và có thể tiến đến phi vật chất hóa tác phẩm. Bằng khả năng đó, ông xây dựng cả một thế giới nghệ thuật đầy băn khoăn, chất vấn, u buồn và thi giác, bao phủ và liên tục đối thoại với người xem, hay cả chính với nghệ sỹ.
Ba nghệ sỹ nước ngoài Ludwika Ogorzelec (Ba Lan), Thierry Fontaine (Pháp) và Yun Won Choi (Hàn Quốc/ Mỹ) được giới thiệu lại với cụm tác phẩm hoàn thành trong dự án “Tháng thực hành Nghệ thuật” cuối năm 2015. Những mảnh “không gian nhỏ được thủy tinh hóa” của nữ nghệ sỹ Ba Lan được sắp xếp lại theo một ý đồ khác, và hiệu quả của nó cho thấy tính đa chiều và linh hoạt trong sáng tác của bà. Các bức ảnh của Thierry Fontaine gắn chặt với không gian vật lý của Heritage Space, không thay đổi, nhưng cũng cần một sự quan sát lại như một ví dụ hiếm có, khi nhiếp ảnh Ý niệm và khả năng áp đặt nó lên các bề mặt vật chất, ngữ cảnh và văn hóa khác nhau sẽ dẫn đến những biểu hiện khác nhau. Thành phố siêu thực của Yun Won Choi, dẫu được đặt tên là “Vô đề”, lại hàm chứa nhiều nghĩa ẩn dụ về môi cảnh của cuộc sống, những giá trị hữu hình và vô hình, sự u ám chất chứa nét hoài niệm và ý cảnh thẩm mỹ khó giấu.
Triển lãm nghệ thuật này, với những nghệ sỹ và tác phẩm đã từng xuất hiện ở Heritage Space, nhằm tôn vinh những nhân tố sáng tạo mới đã đem đến những cơ hội, giá trị, và được lưu giữ ở đây. Nó khởi đầu cho việc duy trì trưng bày nghệ thuật thường xuyên tại Gallery của Heritage Space dành cho công chúng ghé thăm, bên cạnh các triển lãm định kỳ. Đây cũng nằm trong mục tiêu lâu dài của chúng tôi, nhằm hướng đến hình thành một Bộ sưu tập về Nghệ thuật Đương đại ở trung tâm này.
____________________________
The irreversible trend of our era is characterized by the universal multicultural contexts where systems of values are getting in move, impacts, interference in large intensities. Paintings, music, movies, literature, sciences and technology etc. have been regarded as means to embody the human beings in historical and social contexts. But the boundary between these arts seems more and more imprecise. The utmost creativity together with capability of spatial, temporal and mind management has been opening multidirectional doors to the new horizons of cognition. The creativity has permanently dialoguing and challenging the cognitive ability of the beneficiaries of arts, also their enjoyment, then bring them new abilities and needs.
In this new cycle of development, Heritage Space appears as a niche of multi-sector individuals and groups with an expectation to the link between the various and new elements of creativity in the contemporary Vietnam. By these essential understandings, we step forward a new period of development by a Visual art exhibition, called Heritage Space Plus. The showcase collects selected artists those collaborated with us in recent time. They are artist Ha Tri Hieu, Doan Hoang Lam, Dinh Y Nhi, and specially Tran Trong Vu, who has been participating as not only artist, but advisor, curator and organiser for the art project “Month of Art practise”. The project was held its first phase in the end 2015, based on the themme called “Brownian movement”. In this showcase, we also exhibit again creative works from three foreign artists made in “Brownian Movement” by Ludwika Ogorzelec (Poland), Thierry Fontaine (France) and Yun Won Choi (Korea/ US).
Doan Hoang Lam already had his own exhibition of “Xac pham” (Mortal Bodies) at Heritage Space in late 2014. This is a series of paintings on distorted, twisted, and insinuated human form. For this display, he will present many portraits with the familiar style of lawlessness, recklessness and skillfulness.
Dinh Y Nhi previously had the collaborative exhibition of “Con mắt thời gian” (Eyes of time) with artist Hoang Phuong Vy in 2015, and in this exhibition, her three new oil paintings will be displayed. The woman fascinated by drawing lines and haunting marks continues to force audiences overcome their visual conflicts to perceive hidden aesthetics and innocent vision.
Hà Trí Hiếu, the first artist to launch “Am anh” (The obsession) exhibition at Heritage Space with sculptor Tran Duc Sy. With the three huge paintings in this exhibitions, he confirms his loyalty to rural themes, and the continuous transformation. The work still remains fresh due to visual obsession of form and colors.
Visual artist Tran Trong Vu has come closer to Italian Arts by conveying ideas with any surrounding objects. The nilon paintings in his exhibition of “The exponients without number” in October 2014 are his first steps into different materials like paper, words, light, spaces, objects, color and even colorless. He has built an art world full of wonders, questions, miserable, interacting with audiences and the artists.
Three foreign artists Ludwika Ogorzelec (Poland), Thierry Fontaine (France), and Choi Yun Won (South Korea/ America) are also introduced one more time in the exhibition with their completed works within the project of “Month of Art Practice” in 2005. The tiny space which are constructed by glass is re-arranged from another perspective, showcasing huer multi-dimension and flexibility. The photos of Thierry Fontaine are stick with the physical space of Heritage Space, but could be interpreted in different ways. Despite being named “Untitled”, the surreal city of Choi Yun Won implies metaphor meaning from surrounding environment, tangible and intangible values, gloomy nostalgia, and hard-to-hide charm.
This exhibition with artists and works used to appear at Heritage Space, aims to honour new elements in creation those are valuable and stored here. It starts a new policy to maintain a visual art exhibition in Heritage Space gallery for visitors and community. Permanent exhibition also belongs to the long-term orientation to build a Contemporary Art Collection for the centre.
| ||||||||