MAP TALK 4 | Những biến tấu cuối - The last variations
Thời gian | Time 15:00 - 17:00, Chủ Nhật/ Sunday, 22.10.2017 Địa điểm| Venue Heritage Space Library Ngôn ngữ | Language Anh-Việt, có hỗ trợ chuyển ngữ. English and Vietnamese with translation. Vào cửa tự do. Free admission.
*** PLEASE SCROLL DOWN FOR ENGLISH ***
Heritage Space trân trọng giới thiệu MAP-Talk 4 với chủ đề ‘Những biến tấu cuối”, với các thuyết trình của hai nghệ sỹ Philippe Richard và Bernard Pourrière đến từ Paris cùng nghệ sỹ trẻ Linh Cam và Sơn PT đến từ Nhà Sàn Collective (Hà Nội), điều phối bởi nghệ sỹ Trần Trọng Vũ. Buổi tọa đàm nằm trong chuỗi hoạt động trao đổi của dự án ‘Tháng thực hành Nghệ thuật 2017’, do Heritage Space tổ chức và điều hành.
VỀ NỘI DUNG
Sẽ không bao giờ có được một điểm cuối cho mọi sự vật sự việc. Bởi vì điểm cuối của cái này lại là lúc mở đầu cho chương vĩ thanh của chính nó. Chính vì vậy cuộc trao đổi cuối của tháng thực hành nghệ thuật 2017 sẽ chẳng bao giờ đóng lại những cuộc gặp gỡ mà chính tháng thực hành này đã tạo ra. 4 nghệ sĩ của chương trình sẽ chia sẻ với công chúng 4 cách thực hành cá nhân mà thoạt nhìn chẳng có gì chung nhau.
Sơn PT (Phùng Tiến Sơn), một nghệ sĩ trẻ đã sớm kết thúc thời gian học tại trường mỹ thuật, để bước vào một chặng đường mới còn chưa được bắt đầu. Anh say mê với những khoảnh khắc cuối, tự đặt mình vào những thể nghiệm vào đúng lúc mà một sự kiện phải kết thúc. Một cuộc hòa nhac khi không còn âm nhạc. Một sân khấu trước khi bị gỡ đi. Một nghĩa địa chẳng thể là những dấu chấm hết tròn trịa. Một bản hồn tử sĩ kết thúc lại biến thiên trong muôn vàn biến tấu chẳng dễ nhận ra.
Philippe Richard, một người làm hội họa nặng lòng với những hòa tấu của màu sắc, đến nỗi cứ mỗi lần ham muốn kết thúc câu chuyện của anh với mặt phẳng hai chiều, lại chuyển tải toàn bộ tình yêu của mình cho những không gian đa chiều, cho những hình khối vô cùng phức tạp được xây dựng bởi chỉ một hình khối vô cùng đơn giản nhưng được nhân lên gấp bội lần. Và mỗi lần muốn rời xa thế giới đa chiều này anh lại đưa lên mặt phẳng hai chiều những hình thể phức tạp mà không gian đa chiều đã gợi ý cho anh. Cuộc hành trình qua lại này với muôn vàn những dấu chấm hết chẳng thể chấm dứt một cái gì.
Linh Cam (Cầm Khánh Linh), một nghệ sĩ trẻ đa phương tiện, khát khao với miền vô thức, khao khát với những gì mà không phải ai ai cũng có thể cảm nhận và chẳng cần lý giải tại sao lại không là như thế. Nhưng liệu vô thức có phải là phần tiếp theo của nhận thức ? Có phải khi nhận thức kết thúc vô thức mới thực sự bắt đầu ? Hay vô thức chính là nơi để con người quay trở lại chính nơi mà từ đó họ đã ra đi ? Câu hỏi lớn cho sự nhập nhằng giữa bắt đầu và kết thúc, chẳng thể hiểu cái nào đến trước, cái nào là kết quả của cái nào.
Bernard Pourrière, một nghệ sĩ đa phương tiện sử dụng thân thể như một phương tiện trung gian để con người cảm thụ thế giới, để hoài nghi nó, để hiểu bản thân để không thể hiểu nổi. Thân thể, dĩ nhiên thông qua động tác, thông qua chuyển động, và nhất là nhờ vào âm thanh mà mỗi khoảnh khắc khi chúng ngừng lại chỉ có thể để bắt đầu một trạng thái mới của bất động của im lặng. Và cũng dĩ nhiên mọi sự lại cần phải bắt đầu nhiều lần nữa, đến vô cùng, phải tiếp diễn nữa, đến vĩnh viễn. Cứ như thể mọi vĩnh cửu ở đời thực chất là những chuỗi kết thúc chẳng bao giờ kết thúc.
VỀ CHƯƠNG TRÌNH
───────────── Heritage Space introduces its next talk, MAP-Talk 4 “The last variations” with sharings from two Parisian artists Philippe Richard and Bernard Pourrière and two young Vietnamese artists from Nha San Collective Linh Cam and Sơn PT. The talk is going to be moderated by artist Tran Trong Vu. It is a part of the exchange activities in “Month of Art Practice - MAP 2017” by Heritage Space.
CONTENT
Never will there be a last destination for something as people always say “the end is just a new beginning”. Therefore, this last talk of MAP 2017 doesn’t mean to put a stop to all the meetings and gatherings we’ve had during the project. At the talk, 4 artists will present their art practices which at first glance we might find nothing in common.
Sơn PT (Phùng Tiến Sơn) dropped out of Vietnam University of Fine Arts to walk on a new path which hadn’t even formed yet at that time. He’s fond of last moments, putting himself in places where things come to their end: A concert where no music is played, A stage before it is taken down, A cemetery isn’t made up of completed stories. A funeral piece may stop, but its variations may last. Only we may be oblivious to it.
Linh Cam (Cầm Khánh Linh) is a young multimedia artist with a passion for unconsciousness and things hardly no one can comprehend without any particular reason. But isn’t unconsciousness the next chapter of consciousness? Doesn’t unconsciousness truly start only after consciousness fades? Or isn’t unconsciousness a stage for one to return after they depart from the very same place? The question of black and white between the beginning and ending: which comes first, which is the cause and which is the effect?
Bernard Pourrière is a multimedia artist who uses bodies as a means to see the world and to doubt it, to understand oneself and to not understand it. The body through its movements and background music has captured moments of silence. And of course, everything can repeat itself countless times; in a way, every ends in life turns out to be just a series of never ending sparks in infinity.
ABOUT MAP MAP-Talk is the core program of “Month of Art Practice - MAP 2017” project. The aim is to create a channel between international and Vietnamese artists, local art communities and the public through talks and discussions.
Back | ||||||||||||